Ngày 01 tháng 05 năm 2024

Thi công mái nhựa thông minh an toàn, hiệu quả, chính xác

Trong những bài viết trước đây, chúng tôi đã giới thiệu về những mẫu mái nhựa thông minh phổ biến, cùng với đó là ưu – nhược điểm kèm theo. Thì bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn về các khâu cần thực hiện để có thể thi công mái nhựa thông minh đúng chuẩn, những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện.

Mái nhựa thông minh có đặc điểm gì?

Mái nhựa thông minh chính là loại mái sử dụng các tấm lợp thông minh Polycarbonate. Chính nhờ những đặc tính của nhựa Polycarbonate như có độ trong suốt và khả năng truyền sáng tốt, chống UV, khả năng chống chịu lực và va đập gần như bằng kính cường lực… nên mái nhựa thông minh có nhiều công năng hơn so với các loại mái thông thường khác. Chúng còn được gọi là mái lấy sáng thông minh, do vừa có thể che mưa, nắng lại vừa có thể truyền sáng tốt, ngăn chặn tia cực tím.

Nhựa tổng hợp Poly có đặc tính dẻo nên các tấm nhựa có thể uốn cong, tạo hình một các dễ dàng, ngay cả trong quá trình thi công ở điều kiện thường. Chúng được chia thành hai loại chính: tấm nhựa Poly đặc ruột và tấm nhựa Poly rỗng ruột. Chính vì thế cần có sự điều chỉnh thi công phù hợp với từng loại mái nhựa khác nhau.

Loại mái này được cấu tạo bởi hai bộ phận chính, đó là khung đỡ và phần mái – công đoạn thiết kế, lắp, dựng lên chúng chính là tổng thể quá trình thi công mái.
Mời các bạn tham khảo địa chỉ chuyên thi công tấm lợp thông minh polycarbonate Epower để có được những công trình chất lượng tốt nhất.

Quá trình thi công mái nhựa thông minh

Sau khi đã lên bản thiết kế cũng như gia công, sản xuất phần khung đỡ và mái che bằng nhựa thì quá trình thi công mái nhựa thông minhsẽ bao gồm 2 công đoạn: thi công, lắp đặt trực tiếp.

Lắp đặt hệ thống khung đỡ

Tùy theo loại mái, thiết kế đã định từ trước thì khung đỡ có thể dạng vòm, hình tháp hay cáp treo và chân nối spider… vật liệu được lựa chọn cũng rất phong phú, có thể là gỗ, khung thép, inox…

Hệ thống khung đỡ cần đảm bảo có thể đỡ được trọng lượng của phần mái nhựa, chịu được lực cũng như những tác động của thời tiết (mưa, gió, bão…) . Kết cấu đảm bảo có thể cố định được mái. Tạo độ nghiêng cho mái tối thiểu là 90mm/m, để giảm lực tác động (lực ma sát của gió…), đồng thời giúp nước mưa thoát nhanh hơn, tránh đọng bụi. Không những thế, mái có độ nghiêng thích hợp còn có thể lợi dụng được lực của gió, nước mưa tự nhiên để tự làm sạch.

Khoảng cách giữa đà ngang và đà dọc của khung cần được tính toán phù hợp với khả năng chịu lực của các tấm nhựa cũng như của khung đỡ (khuyến nghị: giữa hai thanh xã đỡ nên cách nhau dưới 900mm)

Thi công phần mái nhựa

Trong quá trình gia công, các tấm nhựa sẽ được tạo hình sao cho phù hợp với thiết kế của khung đỡ.

Các công việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là: 
  • Định hình vị trí các thanh nẹp, xà gồ trên khung và cố định lại. Người ta sử dụng các thanh nẹp, xà gồ chống gỉ cùng với ốc vít, đệm cao su để cố định các tấm nhựa vào khung và nối chúng lại với nhau. Thay vì sử dụng keo dính để tránh sự dãn nở nhiệt không đều giữa keo với các tấm nhựa.

  • Các thanh nẹp (nẹp chữ H và U) dùng để cố định các tấm nhựa lợp sẽ được cố định lại trên khung đỡ bằng hệ thống vít, đệm cao su theo đúng kích thước đã chỉ định trong bản vẽ.
Sau đó ta sẽ đặt các tấm nhựa lên trên và cố định vào khung cũng như với các tấm nhựa khác.

Cần sử dụng vít lót đệm cao su để cố định và kết nối các tấm nhựa với thanh xà gồ - nơi tiếp xúc và đỡ các tấm nhựa trực tiếp. Khoan lỗ vít cần rộng hơn 3mm  – 5 mm để thân vít có thể co dãn khi nhiệt độ thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến các tấm nhựa.

Ngoài ra, sử dụng thanh nẹp chữ H và chữ U cố định vào khung để làm mối nối giữa các tấm nhựa. Cần đặt mặt có lớp chống UV của các tấm nhựa ra ngoài trời, tránh làm trầy xước hay tháo màng phim bảo vệ trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi thi công mái nhựa thông minh

Trong quá trình thi công mái nhựa thông minh cũng như các loại tấm lợp tương tự chúng ta cần: 
  • Nên căn cứ vào chi phí thi công, đặc điểm của khu vực sử dụng mái nhựa thông minh để lựa chọn loại nhựa có chất lượng phù hợp nhất (khả năng chịu lực, chống UV, chịu nhiệt…)
  • Khi cắt các tấm nhựa, với các tấm nhựa đặc ruột thì nên sử dụng lưỡi cưa đĩa sắc, lưỡi nhỏ. Còn với những tấm nhựa rỗng ruột thì nên sử dụng dao.

  • Đặc biệt, cần dán băng keo cho các cạnh của tấm nhựa rỗng ruột để tránh bụi bẩn xâm nhập. Sau khi lắp đặt xong thì nên dùng thanh chữ U (có thể bằng cao su) và keo để bịt kín lại.
  • Về vòng đệm cao su để lót giữa vít và bề mặt tấm nhựa. Nên sử dụng những loại tương thích như Neoprene, TPE… tùy theo từng đặc tính của nhựa. Cả chất bịt kín cũng vậy.
  • Trong lắp đặt, tránh việc bước trực tiếp trên tấm lợp (kể cả khi có màng phim bảo vệ) để tránh trầy xước không đáng có.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những bước thi công mái nhựa thông minh cơ bản, kèm theo đó là những lưu ý cần đảm bảo để cho chất lượng mái đạt đúng yêu cầu đã đề ra.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Bỏ túi những kinh nghiệm lợp tấm nhựa thông minh chuẩn xác nhất