Ngày 28 tháng 04 năm 2024

Điểm danh 3 nhà ga hành khách của sân bay có kiến trúc ấn tượng tại Việt Nam

Sân bay dân dụng là một trong những công trình có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật xây dựng. Không chỉ yêu cầu kết cấu vững chắc, các công trình phụ trợ của sân bay như hệ thống nhà ga hành khách, tháp không lưu, nơi vận hành kỹ thuật đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế về khả năng chống cháy, chống chọi thời tiết, tiêu âm, chống ồn…
Khu vực mái nhà ga hành khách của sân bay cũng là nơi các Kiến trúc sư được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng của mình sao cho công trình gợi nhớ các bản sắc địa phương hoặc gửi gắm mong ước phát triển tương lai. Sáng tác đã khó, hiện thực hóa được những ý tưởng mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí kỹ thuật thì lại càng khó khăn hơn. Vì vậy việc lựa chọn vật lliệuphù hợp và giải pháp thi công tốiưu từ các nhà thầu là điềurất quan trọng.
E-Power với giải pháp hệ mái nhôm sườn đứng sóng cao KalZip rất tự hào vì là nhà thầu cung cấp và lắp đặt hệ bao che nhà ga hành khách của nhiều sân bay quốc tế tại Việt Nam. Cùng điểm danh 4 nhà ga hành khách có kiến trúc mái vô cùng ấn tượng.

1. Nhà ga T2 – Sân bay Phú Bài (Huế) – Cảm hứng kiến trúc cung đình Huế
Ý tưởng thiết kế của nhà ga dựa trên sự nghiên cứu đầy đủ về bối cảnh địa lý và văn hóa của địa phương, đó là quần thể Núi Ngự và những ngọn núi bao quanh thành phố, là thiên nhiên hùng vĩ của sông Hương và là quần thể phức hợp kiến trúc lịch sử và văn hóa của TP Huế.

Kiến trúc ngoại thất công trình được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung điện Huế với đặc trưng là các lớp mái chồng xếp lên nhau và vươn xa, hình tượng các lớp mái đó được cách điệu lên hình thức mái của công trình nhà ga hiện đại nhưng không dập khuôn kiến trúc cổ. Từ hướng đường tiếp cận, Nhà ga T2 có lớp mái trải dài và hiện diện nổi bật vừa có tính đặc trưng của một kiến trúc nhà ga hành khách, vừa ấn tượng như thể kiến trúc cung điện Huế đang vút cao lên bầu trời.

Thiết kế của Nhà ga T2 thể hiện khát vọng vươn lên và hướng tới tương lai nên giải pháp lựa chọn để thực hiện ý tưởng thiết kế cũng là loại vật liệu có tính bền vững, thân thiện môi trường, hoàn tòan tái chế. Mái nhôm Kalzip là sự lựa chọn hoàn hảo cho những góc cạnh xếp chồng mà hoàn toàn không lo thấm dột

2. Sân bay Quốc tế Vân Đồn – Những cánh buồm no gió
Điểm nhấn đầu tiên của nhà ga hàng không Vân Đồn là mái vòm được thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh những cánh buồm nâu no gió neo đậu ở Vịnh Hạ Long, xếp chồng lên nhau hướng ra biển lớn. Mái vòm sảnh trước nhà ga uốn cong mềm mại, được thiết kế với một loạt thanh chống và giằng xếp chồng lên nhau trên những bức tường đá vững chắc.

Nếu như mái vòm nhà ga là hiện thân của những cánh buồm đỏ thắm thì đài kiểm soát không lưu chính là chiếc cột buồm vững chãi như một pháo đài sừng sững giữa núi non trùng điệp.
Nhận được sự tin tưởng của Chủ đầu tư, E-Power đã hoàn thiện sân bay được xứng danh “Sân bay mới hàng đầu năm 2019” một cách hoàn hảo với hệ mái Kalzip, mái kính, hệ mái E-Power Lowseam, tấm ốp Reynobond và hệ thống ốp nhôm đặc sử dụng mối nối hở. E-Power luôn đồng hành cùng kiến trúc sư để đưa ra phương án tối ưu nhất
3. Sân bay quốc tế Đà Nẵng – Những cánh chim Hải Âu tự do

Sau gần 7 năm hoạt động, với thiết kế mái vòm lấy cảm hứng từ hình ảnh “cánh chim hải âu” – loài chim tự do trên biển Đông, Ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã góp phần cất cánh hình ảnh TP Đà Nẵng năng động, hiện đại, đáng sống trên trường quốc tế.

hạng mục nhà ga hành khách quốc tế được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 21.000 m2 với diện tích sàn xây dựng là 50.800 m2. Nhà ga có có công suất 4 triệu hành khách/năm, đáp ứng 1.800 hành khách/GCĐ, khai thác được tầu bay code E, đảm bảo đúng Quy hoạch phát triển Cảng hàng không quốc.
Bằng năng lực thi công thực tế và kết quả hoàn thiện của các công trình đang đi vào vận hành, E-Power mong muốn sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa trong việc hiện thực các thiết kế kiến trúc độc đáo của các sân bay tại Việt Nam và trong khu vực!