Ngày 29 tháng 03 năm 2024

Tất cả những điều bạn cần biết về mái kính lấy sáng

Hiện nay trong thiết kế ngoại thất của các công trình như nhà ở, tòa nhà cao tầng… các kiến trúc sư và nhiều người thường quan tâm đến một vấn đề quan trọng – làm thế nào để công trình của họ đón nhận được tối đa ánh sáng tự nhiên? Họ đã ưu tiên những thiết kế mang tính mở, sử dụng những vật liệu lấy sáng cho các chi tiết của công trình trong rất nhiều những giải pháp có được.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về mái kính lấy sáng – một giải pháp lấy sáng tự nhiên, tạo không gian mở cho ngôi nhà của bạn.

Mái kính lấy sáng là gì?

Mái kính lấy sáng– tin chắc rằng ngay khi nhắc đến, cũng đã giúp cho bạn có những hình dung, hiểu biết nhất định về nó. Người ta thường lựa chọn lấy ánh sáng tự nhiên ở những nơi cần có nhiều ánh sáng và hiệu quả lan tỏa đến các nơi khác là tối ưu nhất. Nơi đón sáng có thể là ở mái hiên cửa sổ, mái hiên nhà, sân giếng trời, mái che hành lang… Và một điều hiển nhiên, mái lấy sáng không thể là mái bằng bê tông hay tôn, xi măng. Kính sẽ là một trong những vật liệu ưu việt nhất được sử dụng phổ biến bởi mang đặc tính trong suốt và khả năng truyền sáng cao.
 
Bạn đã từng nhìn thấy những ngôi nhà quanh năm dùng đèn điện làm nguồn lấy sáng duy nhất, luôn ẩm thấp, “ngộp thở” vì thiếu sáng tự nhiên, không có không gian mở ra bên ngoài.

Mời các bạn tham khảo: Vật liệu lợp mái lấy sáng Polycarbonate-Sự lựa chọn hoàn hảo nhất

Mái kính lấy sáng có cấu tạo như thế nào?

Trong quá trình thiết kế và sử dụng mái kính lấy sáng, các kiến trúc sư sẽ lưu ý đến hai điểm. Đó là các tấm kính lấy sáng và bộ khung thép – giá đỡ, kết nối các tấm kính lại với nhau sao cho an toàn và thẩm mỹ.

Cấu tạo của các tấm kính lấy sáng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng độ dày của các tấm kính có thể là 8mm, 10mm thậm chí là 15mm, 19mm. Như chúng ta đã biết, mái kính lấy sáng được sử dụng làm mái hiên cửa sổ, cửa nhà hay lối đi trong vườn, hành lang, giếng trời…Với vai trò là lấy tối đa ánh sáng tự nhiên, làm giảm tác hại trực tiếp từ tia UV và lưu thông gió tự nhiên cho mỗi công trình. Ngoài ra nó còn có vai trò bảo vệ con người cũng như sinh vật bên dưới trước những tác động bên ngoài như thời tiết hay ngoại lực...

Để đạt được mục đích trên thì bắt buộc kết cấu mái kính phải thật sự tốt và bền về lực. Tức là, mái kính sẽ phải chịu được lực tác động lớn để hạn chế rủi ro xấu nhất là kính vỡ, vì thế các mái kính lấy sáng được sử dụng thường được làm từ nhiều tấm kính dán lại với nhau để gia tăng khả năng chịu va đập và nếu kính vỡ thì sẽ bị giữ lại bởi các lớp keo dính hay phim dán mà khó bị bắn ra ngoài.

Màu sắc của kính - nếu bạn thường xuyên quan sát đến các chi tiết ngoại thất làm từ kính hay các tấm lợp lấy sáng polycarbonate thì bạn sẽ nhận thấy chúng thường có màu trắng trong, xanh dương, xanh đen hay xanh lá. Mái kính lấy sáng sẽ sử dụng những màu mang công năng thu sáng tối đa nhất và nó cũng phải hài hòa với các chi tiết xung quanh và bên dưới nó để đảm bảo tính hài hòa của công trình.

Cấu tạo của hệ thống khung – giá đỡ


Hệ thống khung đỡ cho mái kính rất đa dạng, phong phú.Có những mái kính dùng khung cột chống, có loại dùng hệ cáp treo, mái kính khung di động… hay khung mang họa tiết. Tùy theo hình dáng thiết kế của mái nên hình dáng khung (có thể sử dụng các loại thép tấm hay thép hình chữ U, I, T…) và độ dày kết cấu của khung thép sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Quy trình thi công mái kính lấy sáng

Quy trình thi công mái kính lấy sáng cho bất kỳ chi tiết của công trình nào đều trải qua 5 bước cơ bản dưới đây:
  • Bước 1 : Tư vấn, khảo sát tổng thể cả công trình, vị trí làm mái kính, điều kiện thời tiết, yêu cầu của chủ công trình và kinh phí thực hiện => căn cứ để thiết kế mái kính: hình dáng, kích thước, khung đỡ....
  • Bước 2 : Đặt hàng gia công khung và kính theo các thông số, kích thước của bản thiết kế: căn cứ vào điều kiện thời tiết, môi trường nên chọn loại kính có lớp UV tương ứng. Loại kính nên phù hợp với loại khung.
  • Bước 3 : Lắp đặt khung, giá đỡ: Đây là công đoạn đưa thiết kế, bản vẽ vào thực tế. Cần lắp đặt theo đúng thiết kế, tránh làm tổn hại đến các chi tiết xung quanh.
  • Bước 4 : Lắp kính vào khung. Kiểm tra tính đón sáng đã đúng với mục đích thiết kế ban đầu chưa.
  • Bước 5 : Hoàn thiện mái kính: sử dụng các vật liệu phụ trợ để cố định lại khung và kính. Như sử dụng vít, keo... hiệu chỉnh lại những chỗ bị lỗi trong quá trình thực hiện.
  • Bước 6 : Đánh giá, nghiệm thu và bàn giao lại cho chủ sử dụng.

Mái kính lấy sáng giếng trời

Mái lấy sáng thông qua giếng trời là một trong những giải pháp tối ưu cho nhà cao tầng mặt phố, nhà phân lô hay liền kề… khi bị hạn hẹp về không gian, gặp vấn đề về lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí. Giếng trời thường được thiết kế ở giữa nhà hay khu cầu thang, hoặc khoảng thông giữa các tầng để phân bổ được nhiều ánh sáng nhất đến các khu của ngôi nhà. Đỉnh giếng chính là phần trên mái nhà, thông với bên ngoài – đây chính là nơi lắp đặt khung mái và kính lấy sáng. Mái kính ở đây vừa lấy ánh sáng tự nhiên, ngăn mưa, gió và ngoài ra sẽ là hệ thống mở để lưu thông không khí xuống khu nhà.
 
 

Mái kính lấy sáng hiên cửa

Nếu như hiên cửa trước kia thường làm bằng các vật liệu đặc như bê tông, gạch, tôn… thì hiên cửa hiện nay còn thực hiện chức năng đón ánh sáng vào trong nhà. Việc tiếp nhận ánh sáng tự nhiên từ các vị trí như cửa sổ, cửa ra vào… sẽ phụ thuộc vào hướng cửa cũng như khoảng không gian phía trước cửa. Đòi hỏi việc thiết kế khung mái hiên cũng như hình dáng, vị trí đặt kính phải đảm bảo việc thu được nhiều ánh sáng nhất vào nhà, tạo cảm giác thông thoáng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của ngôi nhà.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về mái kính lấy sáng và những cách lấy sáng hiệu quả nhất hiện nay. Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ có những sự lựa chọn hợp lý nhất để lấy sáng cho mỗi công trình của gia đình mình.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Cấu tạo mái kính lấy sáng theo chuẩn kỹ thuật từ các chuyên gia