Ngày 29 tháng 03 năm 2024

Cấu tạo mái kính lấy sáng theo chuẩn kỹ thuật từ các chuyên gia

Mái kính lấy sáng mang đến cho không gian ngôi nhà Việt vẻ đẹp sang trọng và đem ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của bạn. Hơn nữa mái kính lấy sáng có khả năng chịu lực tác động lớn vì vậy được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc sử dụng mái kính lấy sáng, cấu tạo của mái kính lấy sáng có phù hợp với không gian nhà ở tại Việt Nam hay không? Theo chân chúng tôi đi tìm hiểu nhé các bạn.

Cấu tạo của mái kính lấy sáng theo chuẩn kỹ thuật

Sử dụng mái kính là một sự lựa chọn tinh tế trong cách trang trí cho các công trình hiện nay. Mái kính có thể sử dụng cho những khu vực có không gian rộng lớn như phần sảnh lớn tại các tòa nhà hoặc các khu vực có diện tích eo hẹp như mái sảnh, mái hiên và phần giếng trời. Mái kính lấy sáng mang đến cho không gian nhà bạn luồng ánh sáng tự nhiên, nhờ đó bạn tiết kiệm được kha khá chi phí tiền điện đấy nhé.

Hiện nay trên thị trường có hai loại mái kính lấy sáng chính bao gồm mái kính tự động và mái kính cố định.  Bạn có thể lựa chọn sử dụng hai loại kính là kính cường lực hoặc kính dán, tuy nhiên kính cường lực được sử dụng nhiều hơn vì có khả năng chịu được cường lực vượt trội. Cấu tạo chi tiết của mái kính lấy sáng bao gồm: kính lấy sáng, hệ thống giá đỡ mái, bản lề…

Mái kính lấy sáng có cấu tạo gồm hệ thống dàn giá đỡ chắc chắn bên dưới và mái kính bên trên. Phần mái kính thường có dạng mái phẳng hoặc mái tròn tùy vào nhu cầu của khách hàng và không gian thực hiện.

Mái kính lấy sáng sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội như:
  • Mái kính lấy sáng có khả năng che chắn mưa gió, điều chỉnh ánh sáng khúc xạ vào bên trong nhà
  • Khi sử dụng mái kính lấy sáng làm mái che giếng trời, mọi không gian trong nhà luôn được đón nhận luồng ánh sáng tự nhiên, giảm độ chói sáng và ngăn ngừa các tia UV, tia cực tím có hại đối với làn da của chúng ta.
  • Mái kính lấy sáng có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài.
  • Mái kính lấy sáng có thiết kế gọn nhẹ và có giá trị thẩm mĩ cao.
Mời các bạn tham khảo bài viết: Kích thước tấm nhựa thông minh cho công trình của bạn

Có nên thay thế mái kính lấy sáng bằng tấm lợp polycarbonate

Đã bao giờ bạn nghĩ tới việc sẽ thay thế mái kính lấy sáng bằng một loại vật liệu khác chưa? Trong thời gian gần đây vật liệu polycarbonate đã và đang được sử dụng để thay thế mái kính lấy sáng. Tấm lợp lấy sáng polycarbonate sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội so với mái kính lấy sáng:
  • Xét về góc độ an toàn thì mái kính lấy sáng không được an toàn bằng tấm lợp polycarbonate. Mái kính lấy sáng tuy là kính cường lực có khả năng chịu lực rất cao nhưng khi vỡ thường gây nguy hiểm đối với người sử dụng. Tấm lợp polycarbonate có trọng lượng nhẹ hơn mái kính lấy sáng gấp nhiều lần và chịu được trọng lực tác động vì vậy vô cùng an toàn với người sử dụng. Giờ đây bạn sẽ không còn lo lắng về chuyện mái lợp bị vỡ như khi sử dụng mái kính lấy sáng nữa.
  • Vì mái kính lấy sáng có trọng lượng nặng hơn gấp nhiều lần so với tấm lợp polycarbonate nên cần trang bị một hệ thống giàn đỡ chắc chắn, chịu được trọng lượng nặng của kính. Như vậy bạn cần mất một khoản chi phí khá lớn để có được hệ thống nâng mái kính lấy sáng. Tấm lợp polycarbonate thì khác, chúng có trọng lượng nhẹ vì vậy việc thi công lắp đặt cũng trở nên dễ dàng hơn, đội ngũ thi công cũng không đòi hỏi chuyên môn quá cao và chi phí lắp đặt được giảm tối thiểu.

  • Mái kính lấy sáng có khả năng khúc xạ ánh sáng nhưng lượng nhiệt mà mái kính hấp thụ được đều tỏa xuống phần không gian bên dưới, vì vậy vào mùa hè không gian nhà bạn sẽ trở nên oi bức và nóng nực. Tấm lợp Polycarbonate cũng có khả năng khúc xạ ánh sáng như mái kính lấy sáng nhưng ngược lại chúng có khả năng cách nhiệt “siêu ổn”. Vì vậy mà tấm lợp thông minh này được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Ngôi nhà của bạn sẽ chẳng còn lo lắng khi trời nắng nóng oi bức như trước nữa.
  • Xét về cấu tạo của mái kính lấy sáng bạn chỉ có thể làm mái phẳng hoặc mái tròn, nhưng nếu làm mái tròn thì cần thời gian thi công dài và đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm. Còn đối với tấm lợp polycarbonate bạn có thể linh hoạt trong quá trình sử dụng, làm mái lợp hiên, mái sân thượng, mái che giếng trời với đa dạng các loại mái như mái phẳng, mái xiên, mái tròn, mái vòm…
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của mái kính lấy sáng, hi vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về ưu và nhược điểm của mái kính lấy sáng. Sử dụng tấm lợp polycarbonate để thay thế cho mái kính lấy sáng là một sự lựa chọn sáng suốt và không thiếu phần tinh tế. Hãy để tấm lợp polycarbonate mang đến cho nhà yêu của bạn một không gian mát mẻ, thoáng đãng mà vẫn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

Mời các bạn xem thêm bài viết: Những lưu ý để sử dụng tấm nhựa xuyên sáng hiệu quả nhất