Ngày 28 tháng 03 năm 2024

Cách chống nóng sân thượng hiệu quả, đơn giản cho mùa hè nóng nực

Tại một đất nước có nền nhiệt cao như ở Việt Nam, đỉnh điểm là vào mùa hè, có khi còn lên tới 41 – 42 độ thì việc tìm giải pháp chống nóng cho các ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng trong xây dựng. Sân thượng – nơi đón nhận lượng nhiệt, bức xạ lớn và trực tiếp từ mặt trời đến ngôi nhà nhiều nhất. Chính vì vậy, để giúp cho ngôi nhà của bạn mát mẻ trong mùa hè thì cần phải tìm cách chống nóng sân thượng.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách chống nóng sân thượng hiệu quả, nên sử dụng loại vật liệu nào để chống nóng cho sân thượng của mình.

Cách chống nóng sân thượng bằng mái ngói

Mái ngói, gạch ngói – vật liệu được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất để làm mái cho các ngôi nhà tại Việt Nam. Loại vật liệu này có tính cách nhiệt tốt, có thể ngăn chặn đến 40 – 50% lượng nhiệt vào ngôi nhà. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tự làm mát, giá thành rẻ, độ bền cao nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ cho ngôi nhà. Việc sử dụng mái ngói để chống nóng vẫn được coi là một giải pháp hữu hiệu hiện nay cho các ngôi nhà có diện tích mái nhỏ hay kinh phí hạn hẹp, nhất là ở các vùng quê. Tuy nhiên, bạn sẽ khó lòng mà sử dụng sân thượng của mình vào mục đích nào khác nữa.

Mời các bạn tham khảo: Tấm lợp lấy sáng cách nhiệt-giải pháp cho thời tiết khắc nghiệt

Chống nóng sân thượng bằng gạch chống nóng

Là loại gạch làm chủ yếu từ đất sét, có cấu tạo dạng ống, có loại gạch 6 lỗ, 8 lỗ hoặc gạch chữ U. Chúng có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Người ta sẽ sử dụng chúng để ốp trực tiếp lên bề mặt trên của sân thượng. Nhờ đó có thể ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp bức xạ mặt trời với mái nhà bê tông. Những lỗ phía trong viên gạch sẽ khiến không khí được lưu thông, làm giảm nhiệt từ đó giúp cho ngôi nhà tránh được một lượng nhiệt đáng kể vào mùa nắng nóng. Đây được coi là cách chống nóng sân thượng hữu hiệu mà bạn vẫn có thể tận dụng được sân thượng của mình cho mục đích khác, như làm sân vườn hay khu chứa đồ chẳng hạn.

Cải tạo sân thượng thành khu vườn xanh

Cây xanh (Bao gồm các loại cây, như cây ăn quả, cây cảnh… thậm chí là rau, hoa) có khả năng hấp thụ nhiệt và lượng bức xạ lớn, làm mát không gian xung quanh. Chính vì thế, nhất là ở thành phố - những nơi thiếu thốn “không gian xanh, không gian tự nhiên” thì việc biến sân thượng của mình trở thành một khu vườn xanh thu nhỏ trở nên vô cùng hữu ích. Chúng vừa trở thành lớp mái thứ hai chống nóng cho mái nhà của bạn, vừa tạo ra cho bạn bầu không khí trong lành, tính thẩm mỹ, độc đáo cho ngôi nhà. Tuy nhiên, giải pháp này lại đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức và tiền bạc lớn để chăm sóc và duy trì, ngoài ra nó chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết (nhất là những loại hình thời tiết tiêu cực như mưa bão lớn hay nắng nóng kéo dài).
 

Cách chống nóng sân thượng bằng tấm lợp Polycarbonate

Tấm lợp thông minh Polycarbonate được coi là loại vật liệu hoàn hảo với những ưu điểm vượt trội so với ngói, tôn,… thậm chí là kính cường lực trong việc chống nóng cho sân thượng.

Ưu điểm của tấm lợp polycarbonate

  • Các tấm lợp này có khả năng cách nhiệt, chịu nhiệt tốt. Với loại tấm lợp Poly rỗng ruột với các đệm khí theo cấu trúc tổ ong ở giữa – sẽ ngăn cản việc truyền nhiệt trực tiếp xuống mái nhà, làm giảm nhiệt lượng. Ngoài ra, chúng có khả năng truyền sáng cao (chỉ đứng sau kính) nên chúng còn có thể lấy sáng tốt cho không gian phía dưới.
  • Tấm lợp Poly còn có lớp chống UV nên có thể ngăn cản những tia bức xạ có hại.Dễ vệ sinh, làm sạch nhờ có bề mặt nhẵn, bóng. Bạn có thể tận dụng sân thượng của mình để làm khu vườn lý tưởng mà không lo thời tiết, hay làm nơi thư giãn cho cả gia đình (đọc sách, tán gẫu). Bên cạnh đó, những tấm lợp Poly còn có nhiều màu sắc đa dạng (xanh lá cây, xanh da trời…) nên chúng có tính thẩm mĩ, hiện đại.
  • Làm mái chống nóng sân thượng bằng tấm lợp Polycarbonate còn tiết kiệm chi phí nhờ giá thành của nhựa thấp, độ bền cao. Không những thế, chúng có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công, lắp đặt, ít ảnh hưởng đến kết cấu lực của ngôi nhà.
  • Chắc bạn đã từng nghe rất nhiều đến hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, đấy chính là lý do tại sao kính cường lực cũng được sử dụng làm mái che sân thượng nhưng chúng tôi không xếp nó vào hàng những giải pháp chống nóng sân thượng. Đơn giản vì, bên cạnh việc chúng có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt… giống tấm lợp Polycarbonate nhưng chúng lại có nhược điểm là hấp thụ và khó thoát nhiệt. Khiến cho nhiệt độ của không gian bên dưới tăng cao, khả năng tự làm mát thấp.

Sự lựa chọn nào là hợp lý cho công trình của bạn?

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những cách chống nóng sân thượng phổ biến, ưu – nhược điểm của chúng. Đặc biệt là việc sử dụng tấm lợp Polycarbonate để làm chống nóng cho mái nhà. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình để chống chọi lại với cái nóng gay gắt của mùa hè.

Mời bạn xem thêm bài viết: Phương pháp chống nóng cho nhà siêu rẻ và siêu tiết kiệm