Ngày 27 tháng 04 năm 2024

Tìm hiểu phương pháp chống nóng mái bằng bê tông bọt

Có rất nhiều phương pháp chống nóng mái hiệu quả và tiện lợi, một trong những phương pháp đó là sử dụng bê tông bọt. Bạn đã bao giờ sử dụng “bê tông bọt” chưa? Chúng có cấu tạo và khả năng chống nóng như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp chống nóng mái bằng bê tông bọt, cùng với những ưu nhược điểm của phương pháp này để các bạn tiện theo dõi nhé.

Giới thiệu phương pháp chống nóng mái bằng bê tông bọt

Theo các chuyên gia xây dựng đến từ công ty Epower thì bê tông bọt là một trong những vật liệu còn khá mới mẻ với nhiều khách hàng. Bê tông bọt được làm từ chất tạo bọt, vữa và xi măng. Chất tạo bọt là một hợp chất khá đặc biệt được sản xuất từ các hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc kết hợp cả hợp chất vô cơ và hữu cơ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất tạo bọt khác nhau, tuy nhiên bạn cần chọn lựa loại chất tạo bọt nào cho ra bọt mịn, đều, độ bền vững cao để đảm bảo bọt khí không bị vỡ khi trộn và vỡ trong thời gian bê tông đông cứng.

Mời các bạn tham khảo: Tấm lợp lấy sáng cách nhiệt-giải pháp cho thời tiết khắc nghiệt

Ưu điểm khi chống nóng mái bằng bê tông bọt


Bê tông bọt có khá nhiều ưu điểm khiến khách hàng tin tưởng lựa chọn, chúng ta cùng nhau điểm qua những ưu điểm này nhé:
  • Bê tông bọt không bị lún, co lại và bị ngót như bê tông thường vì vậy khi đổ bê tông bọt bạn không cần dùng dụng cụ đầm như bê tông thường.
  • Bê tông bọt có trọng tải nhẹ vì vậy khi sử dụng gạch bê tông bọt phần móng của căn nhà cũng được giảm trọng tải hơn nữa chi phí xây dựng cũng được cắt giảm
  • Với khả năng chảy tự do, bê tông bọt không cần san gạt khi đổ vào khuôn mà chúng sẽ tự chảy tới những chỗ trống trên bề mặt. Đối với những ngôi nhà cao tầng muốn làm trần cách âm bạn có thể thi công bằng cách đổ nền bê tông bọt và chờ đến khi bề măt bê tông còn ẩm ẩm chút thì đặt gạch men lên. Cách làm này không chỉ giúp cách âm tốt mà chống thấm cũng rất hiệu quả đấy các bạn.
  • Khi đổ khuôn bằng bê tông bọt không cần thực hiện khâu bảo dưỡng như đối với bê tông thường
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
  • Chống cháy tốt
  • Không gây độc hại cho người sử dụng
  • Một trong những ưu điểm vượt trội của bê tông bọt so với những loại vật liệu khác chính là khả năng cách nhiệt. Khả năng hấp thụ nhiệt của bê tông bọt so với gạch đỏ chỉ bằng 15-20% vì vậy gạch bê tông bọt rất được ưa chuộng và thường được sử dụng để xây tường kho lạnh, xây bể nước…

Tấm lợp polycarbonate thay thế bê tông bọt có hiệu quả?


Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà bê tông bọt sở hữu thì vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục:
  • Để sản xuất được bê tông bọt cần sử dụng công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép, đồng thời đội ngũ công nhân thực hiện cần phải có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
  • Cách thức thi công đối với bê tông bọt cũng phức tạp hơn so với bê tông thường. Vì vậy đội ngũ thi công cần được tuyển chọn kĩ lưỡng để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Trên bề mặt sàn thi công bằng bê tông bọt thường có các mối ghép chính vì vậy vấn đề chống thấm sàn cần được đặt lên hàng đầu, nếu không chú ý nước sẽ theo các mối nối thấm xuống sàn.
Với những nhược điểm còn tồn tại của bê tông bọt tại sao chúng ta không tính đến phương án sử dụng sản phẩm thay thế bê tông bọt. Trong thời gian gần đây tấm lợp polycarbonate được sử dụng đông đảo để thay thế cho bê tông bọt. Sử dụng tấm lợp polycarbonate bạn sẽ không cần lo lắng đến khâu chống thấm cho phần sân phía dưới bởi lẽ nước mưa sẽ chảy theo các rãnh thoát nước trên mái lợp, xuống máng và thoát theo đường ống.

Hơn nữa việc thi công lắp đặt tấm lợp Polycarbonate đơn giản hơn so với bê tông bọt, mọi địa hình và không gian đều có thể sử dụng tấm lợp Polycarbonate chính vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công. Tấm lợp polycarbonat có khả năng phản xạ ánh sáng vì vậy ánh sáng tự nhiên vẫn được truyền xuống phía dưới nhưng phần nhiệt bị cản lại khiến phần không gian bên dưới mái lợp luôn mát mẻ cho dù đó có là một ngày hè oi bức, nóng nực.

Tấm lợp polycarbonate tuy có trọng lượng siêu nhẹ nhưng khả năng chịu lực rất cao, so với kính cường lực tuy không bằng nhưng cũng ngang bằng với khả năng chịu lực của tôn và mái lợp fibroxi măng và đặc biệt khả năng cách nhiệt của tấm lợp polycarbonate vượt trội hơn hẳn các vật liệu còn lại.
 
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống nóng mái bằng bê tông bọt đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Sử dụng tấm lợp polycarbonate sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại của bê tông bọt.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Tuyệt chiêu chống nóng nhà mái bằng cần được áp dụng ngay