Ngày 29 tháng 04 năm 2024

Mái hiên bằng kính và những ưu, nhược điểm khi sử dụng

“Mái hiên” được hiểu là một phần phụ nằm ở phía ngoài của cửa sổ, hay trước cửa nhà, quán ăn… Nếu công dụng trước đây chỉ đơn giản là tránh cho mưa, nắng hắt vào phía trong thì hiện nay, mái hiên còn có thêm nhiều công dụng khác nữa. Đó là lấy ánh sáng tự nhiên vào trong, tạo điểm nhấn trang trí cho công trình… Một trong những loại mái hiên đảm bảo được những công dụng ở trên, vừa che mưa, lấy sáng mà vẫn đảm bảo mỹ quan, đó chính là mái hiên bằng kính.
Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về những ưu – nhược điểm khi sử dụng mái hiện bằng kính, những mẫu mái hiên đẹp, được ưa chuộng hiện nay và những khuyến nghị cho những ai đang tìm kiếm những loại vật liệu làm mái hiên tốt nhất.

Cấu tạo của mái hiên bằng kính

Mái hiên kính được cấu thành bởi hai bộ phận, bộ khung đỡ - kết nối và kính.
Về phần khung đỡ:
  • Được thiết kế sao cho phù hợp với vai trò của mái hiên và các công trình kế cận.
  • Vật liệu của khung đỡ thường là khung thép, sắt hay nhôm, inox... với các hình dáng như dạng chữ U, I, T hay dạng ống...
  • Về chất lượng: chắc chắn, an toàn, nâng đỡ được hệ thống mái hiên, kết nối các tấm kính... nhưng vẫn cần đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Về phần mái kính:
  • Hầu hết các mái hiên kính hiện này đều là kính cường lực.
  • Các tấm kính cường lực chịu được nhiệt, có lớp chống tia UV chống xước vỡ.
  • Mái hiên có thể sử dụng kính một lớp hoặc hai hay nhiều lớp dán chồng lên nhau theo cấu trúc: Kính - lớp keo, phim dán - kính.
Dưới đây sẽ là một số mẫu mái hiên bằng kính thường được sử dụng, có tính thẩm mỹ và công năng cao, như mái hiên kính dùng hệ cáp treo, mái hiên kính dạng cột, mái hiên kính chân nhện spider…

 

Mời các bạn tham khảo: Mái hiên polycarbonate-Sự lựa chọn hợp lý cho gia đình bạn

Những ưu điểm khi sử dụng mái hiên bằng kính

Nếu việc sử dụng các tấm polycarbonate để làm mái hiên, chỉ sau một thời gian ngắn, do tác động của thời tiết, môi trường bên ngoài chúng sẽ nhanh chóng chuyển màu như kim loại lâu ngày bị hoen rỉ, vàng úa. Do cấu tạo rỗng bên trong nên dễ xuất hiện rêu mốc, đọng nước… Những điều này sẽ làm cho công trình xuống cấp nghiêm trọng, mất mỹ quan và tốn kém trong khâu bảo trì, sửa chữa. Tuy nhiên những điều đó sẽ không xảy ra khi làm mái hiên bằng kính cường lực.

Kính cường lực được sử dụng thường là loại kính thông thương nhưng được tạo ra bởi quá trình “tôi nhiệt” với nhiệt độ cao (tới 700oC) và sử dụng khí mát để làm nguội nhanh hơn so với bình thường. Bằng phương pháp này thì sẽ tạo ra loại kính có cường độ cao so với loại kính thông thường. Vì thế, các mái hiên làm bằng kính cường lực sẽ có điểm nổi trội hơn nhiều lần so với các loại vật liệu như kính thông thường, nhựa PC, tôn…

Thêm vào đó, mái hiên kính cường lực khi có va chạm mạnh sẽ không vỡ thành mảnh và rơi ra như mái hiên kính thông thường. Nó sẽ xuất hiện rạn nứt từ tâm điểm va chạm và lan ra. Đây chính là một điểm cộng an toàn của sản phẩm này khi sử dụng cho con người và các vật xung quanh.

Bên cạnh đó, mái hiên kính còn có ưu điểm như chắn mưa, gió. Nhờ đặc tính trong suốt của mình và có lớp UV, các mái hiên bằng kính còn đóng vai trò lấy ánh sáng tự nhiên, ngăn chặn tia UV. Với việc tạo độ nghiêng cho các tấm kính, chúng còn giúp điều chỉnh lượng ánh sáng khúc xạ theo ý muốn.

Ngoài ra, mái bằng kính còn có độ bền cao, dễ bảo trì, vệ sinh. Cũng như các sản phẩm bằng kính khác, mái hiên bằng kính còn tạo sự sang trọng, thẩm mỹ cho công trình. Dễ thiết kế vào tạo kiểu dáng theo ý muốn.

Mái hiên bằng kính – những nhược điểm song hành

Tuy có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng mái hiên bằng kính cũng có những nhược điểm khiến các nhà kiến trúc sư lưu tâm khi lựa chọn. Đó là:
  • Về mặt giá thành, chi phí sản xuất kính nhất là kính cường lực cao hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng các tấm nhựa PC. Thêm vào đó khi thi công mái kính thì cần có kết cấu khung chắc chắn, thích hợp để làm giá đỡ, kết nối các tấm kính (thường bằng thép hoặc inox) – đây cũng là một khoản chi phí không hề nhỏ đi cùng.
  • Yêu cầu trong thi công: đòi hỏi các công nhân phải có kinh nghiệm, tay nghề cao vì quá trình gia công, vận chuyển (tránh va đập nhất là ở các cạnh của tấm kính), khâu lắp ráp vô cùng phức tạp, ngoài ra còn là nguy hiểm.
  • Đặc tính của kính đó là hấp thụ nhiệt song song với việc lấy sáng. Hệ quả nhìn thấy là khiến cho ngồi nhà của bạn trở nên thừa nhiệt. Ngoài ra, để đảm bảo mỹ quan thì bạn sẽ cần vệ sinh thường xuyên các tấm kính.

Sự ra đời của những tấm lấy sáng Polycarbonate đặc ruột

Trước những ưu điểm mà nhất là những nhược điểm mà các mái hiên bằng kính đang gặp phải, nhiều nhà sản xuất vật liệu chuyên cho ngoại thất đã giới thiệu về tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc ruột thay cho kính cường lực.

Nhựa Polycarbonate là nguyên liệu chính để sản xuất thành các tấm lợp đón sáng, với trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với kính cường lực. Nên dễ dàng và hạn chế rủi ro trong di chuyển, lắp đặt. Không những thế, vì được làm từ nhựa nên chúng rất dễ uốn theo các hình dạng khác nhau, tạo tính thẩm mỹ. Thêm vào đó là giá thành phải chăng hơn so với kính cường lực.

Ở phần trên, chúng ta cũng đã chỉ ra nhược điểm của tấm lợp lấy sáng rỗng ruột. Tuy nhiên, các tấm lấy sáng PC đặc ruột đã được cải tiến, mang lại những hiệu quả, công dụng gần giống với kính cường lực. Do kết cấu đặc ruột nên nó đã khắc phục được nhược điểm bị ố vàng, bên trong bị đọng nước, rêu mốc hay tích tụ bụi. Ngoài ra được sản xuất giống như những tấm kính nên rất dễ vệ sinh, nó cũng mang lại sự sang trọng, giá trị thẩm mĩ tương tự.

Những đặc tính được cải tiến trên đây mang đến những ưu điểm có thể khắc phục nhược điểm của cả kính và những tấm PC rỗng trước đây. Chúng sẽ là phương án hữu ích cho bạn khi mà bạn muốn tiết kiệm chi phí. Như vậy, bài viết đã đưa ra những thông tin cơ bản về mái hiên bằng kính, những ưu – nhược điểm và giới thiệu về một loại vật liệu mới – tấm lấy sáng PC đặc ruột.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất của mái hiên bằng kính và những ưu nhược điểm của nó khi sử dụng. Cũng trong bài viết chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay để thay thế các vật liệu bằng kính. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang lại những sự lựa chọn hợp lý nhất cho mỗi công trình của mình.
Mời các bạn xem thêm bài viết: Mái hiên vòm và những điều bạn cần biết khi sử dụng