Ngày 24 tháng 04 năm 2024

Mái hiên vòm và những điều bạn cần biết khi sử dụng

Mái vòm là một trong những kiểu kiến trúc mái lâu đời và phổ biến nhất trong thiết kế kiến trúc của các công trình như nhà ở, cửa hàng, hành lang… Chúng vừa thực hiện được chức năng che chắn mưa, nắng như các mái che khác vừa có công dụng làm đẹp, tạo sự sang trọng, cổ điển. Ngoài ra, với sự ra đời của tấm lấy sáng Polycarbonate sẽ giúp cho các mái hiên nói chung và mái hiên vòm nói riêng có thêm công dụng – lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình phía trong. Điều mà tôn, vải bạt… (vật liệu truyền thống) không thể thực hiện được.
Bài viết này sẽ giới thiệu về mái hiên vòm, cấu trúc của nó và những ưu điểm khi sử dụng tấm Polycarbonate để làm mái.

Cấu trúc chung của mái hiên vòm hiện nay

Ở cửa sổ, trước sảnh cửa ra vào hay hành lang ngoài trời… người ta thường sử dụng mái che dạng vòm. Giống như cấu trúc của bất kì loại mái hiên nào, mái hiên vòm sẽ được tạo thành bởi hệ thống khung đỡ, kết nối và các tấm mái che.

Hệ thống khung đỡ của mái hiên vòm

Hệ thống khung của mái hiên vòm thường được làm bằng thép hoặc inox với các thanh vòm kết nối với các trụ lực để phân tán lực đỡ. Khung chịu lực có thể bắt cố định vào tường nhà hay dạng cột chống tạo góc vuông với các thanh đỡ. Do đó chúng có khả năng chịu lực và phân tán lực tốt.

Ngoài ra là các thanh nối giữa các vòm để tạo khung đỡ cho phần mái. Đỉnh của mái vòm sẽ được thiết kế cân đối ở giữa và các thanh đỡ sẽ đối xứng nhau qua đỉnh để tạo sự cân bằng lực cho mái.
Kế cấu mái hiên dạng vòm nhờ việc phân tản được lực đỡ đều cho các trụ nên nó thường tối giản hóa được các chi tiết, có trọng lượng nhẹ hơn so với mái khung trụ đứng.
Thiết kế của mái vòm thường là hơi cong vào phía trong, do đó nó có thể chắn mưa, gió táp vào trong rất tốt.

Phần mái che của mái hiên vòm

Vật liệu làm mái che rất đa dạng, phong phú. Có thể kể đến như: tôn, vải dù bạt, kính cường lực, tấm nhựa polycarbonate…
Độ cong của phần mái sẽ được tính toán sao cho khớp với phần khung, đồng thời nó cũng phù hợp với độ dãn nở của loại vật liệu đó.

Một mái hiên được coi là đẹp khi nó vừa thực hiện được vai trò của nó (che mưa, nắng hay cả lấy sáng) vừa có tính thẩm mĩ, nghệ thuật và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Dưới đây là tổng hợp một số mẫu mái hiên vòm đẹp, được sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc.

Mời các bạn tham khảo: Mái hiên nhựa thông minh làm từ tấm lợp Polycarbonate

Có nên dùng tấm lấy sáng Polycarbonate làm mái hiên vòm?

Như đã nói ở trên, có rất nhiều các loại vật liệu được dùng để làm mái hiên nói chung. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề có nên sử dụng tấm lấy sáng Polycarbonate (PC) để làm mái hiên vòm hay không?
Tấm lấy sáng PC là gì? Được làm từ nhựa Polycarbonate và một số phụ chất khác, nhờ đặc tính trong suốt của mình, nó được coi là loại vật liệu đang dần thay thế cho kính. Bạn có thể bắt gặp nó với những cái tên khác nhau như tấm PC đặc (hay rỗng), tấm nhựa lấy sáng, tấm Polycarbonate…

 
Dưới đây là những ưu – nhược điểm mà tấm lấy sáng PC mang lại khi được sử dụng làm mái hiên vòm.

Ưu điểm của mái hiên vòm bằng vật liệu polycarbonate

  • Có độ trong suốt như kính nên có có khả năng lấy và truyền sáng cao. Điều này giúp cho các mái hiên vòm vừa đảm bảo chống mưa, gió hay bụi bẩn rất tốt mà còn lấy sáng cho không gian bên dưới. Ngoài ra nó có lớp chống tia UV nên có thể ngăn chặn những ảnh hưởng của tia UV.
  • Tấm lấy sáng PC vẫn có những đặc tính của nhựa, đó là có độ dẻo giúp cho việc uốn, tạo hình dáng (nhất là uốn cong, tạo sóng) trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn nhiều so với kính.
  • Có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và va đập cao. So với kính thông thường thì có những loại tấm PC có thể chịu lực cao gấp 250 lần, chịu được nhiệt tối đa 240 độ F. Do đó những mái hiên vòm bằng tấm nhựa PC thường có độ bền cao, có thể chống chọi được với nhiều loại hình thời tiết cực đoan (mưa gió lớn, nhiệt độ lên xuống thất thường…). Có khả năng cách âm tốt hơn so với mái tôn.
  • Trọng lượng nhẹ chỉ bằng gần một nửa của kính (trọng lượng của nhựa PC chỉ là 1200kg/m3 trong khi đó của kính là 2500kg/m3). Điều này giúp giảm tải cho khung đỡ so với kính, dễ vận chuyển và lắp đặt.
  • Mái hiên vòm còn được dùng để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc. Vì thế, với việc có nhiều màu sắc bắt mắt như xanh lá cây, xanh dương… sẽ giúp có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng cho mái hiên của bạn.
  • Giá thành sản xuất và lắp đặt phải chăng hơn so với mái hiên vòm bằng kính.

Nhược điểm của mái hiên vòm bằng vật liệu polycarbonate


Mái hiên bằng nhựa PC rỗng ruột khi lắp đặt không cẩn thận, làm hở phần cạnh rìa sẽ dễ gây đọng nước, bám bụi và rêu mốc bên trong. Gây mất vệ sinh, làm giảm tuổi thọ của tấm lợp mái. Màu sắc sau một thời gian dễ bị hoen, phai màu. Tuy nhiên, những nhược điểm đó đã dần được khắc phục ở tấm nhựa PC đặc ruột với hình dáng nhìn “như kính thật”. Thì tấm lấy sáng Polycarbonate cho mái hiên vòm vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu.

Đọc đến đây, chắc chắn bạn đã có được những thông tin cơ bản về mái hiên vòm, cấu trúc của nó và những ưu – nhược điểm khi lựa chọn tấm lấy sáng PC để làm mái hiên. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản nhất về mái hiên vòm để phục vụ cho công trình của bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng, tinh tế từ kiến trúc mái vòm