Ngày 26 tháng 04 năm 2024

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ-Giải pháp hiện đại và hoàn hảo nhất

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ- Tại sao không? Hiện nay, sự ra đời và phát triển của các loại vật liệu nhẹ ngày càng đa dạng, phong phú với chức năng hoàn toàn có thể thay thế được những loại vật liệu thông thường. Không những thế chúng còn giảm tải trọng cho ngôi nhà nhờ trọng lượng nhẹ hơn, dễ thi công và có nhiều tính năng ưu trội hơn nhiều.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm thế nào để xây nhà bằng vật liệu nhẹ. Bạn có thể sử dụng những loại vật liệu nhẹ nào cho ngôi nhà của mình.

Vật liệu nhẹ là gì?

Vật liệu nhẹ - một tên gọi khá mới lạ trong lĩnh vực xây dựng. Có thể kể đến một số loại vật liệu như khung thép tiền chế; gạch, đá bê tông xốp, gạch nhựa vinyl, đá ép trên nhôm, kính, ceramic… trong đó cũng phải kể đến cả những tấm lợp thông minh polycarbonate.

Đây đều là những loại vật liệu thông thường đã qua quá trình xử lý, pha trộn với các chất khác hoặc là những loại vật liệu mới ra đời có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với bình thường. Nhưng tính năng thì vẫn đảm bảo mà thậm chí còn vượt trội hơn, khắc phục được những nhược điểm của vật liệu cũ. Có thể kể đến như khả năng chống chịu lực, chịu tải nhiệt, độ bền, giá thành thấp hơn…

Mời các bạn tham khảo: Thổi làn gió mới cho nhà xinh với tấm nhựa lợp mái lấy sáng

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là như thế nào?

Bạn có thể sử dụng kết hợp các loại vật liệu nhẹ và thông thường với nhau trong xây dựng để đảm bảo yếu tố kĩ thuật, chất lượng cho công trình tốt nhất. Nếu xây nhà bằng vật liệu nhẹ ngay từ khi bắt đầu, theo các chuyên gia xây dựng thì bạn có thể tiết kiệm 10 – 15% chi phí xây thô của ngôi nhà.

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, các kĩ sư xây dựng thường xác định rằng sau phần móng, dầm đỡ trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà thì phần hệ thống khung kèo đỡ và hệ thống kết cấu mái chính là những bộ phận quan trọng và có tải trọng lớn nhất. Chính vì thế, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể các giải pháp sử dụng vật liệu nhẹ cho hai phần chính này.

Khung thép tiền chế, xà gồ thép siêu nhẹ thay cho khung, cọc bê tông

Phần khung kèo được coi là phần “xương sống”, định hình và đỡ lực cho toàn bộ các bộ phận phía trên móng. Đòi hỏi nó phải có khả năng chống chịu lực tốt, nhưng nếu có trọng lượng nặng quá sẽ gây áp lực đến phần móng và dầm. Phần hệ thống khung kèo chống đỡ cho ngôi nhà trước đây thường được làm bằng bê công cốt thép, tuy nhiên trọng lượng lại lớn, dễ bị rạn nứt.

Phương án hữu hiệu có thể thay thế đó là hệ thống khung thép tiền chế, xà gồ mạ hợp kim nhôm kẽm. Được làm chủ yếu từ thép cùng một số loại hợp kim khác. Nhờ đó, hệ thống khung thép có độ bền cao, chống ăn mòn không những thế trọng lượng trung bình chỉ khoảng 15 kg/m2, siêu nhẹ, siêu cứng. Khung thép có kế cấu chịu được cường độ lực, tải lực lớn hơn nên số lượng, kích thước cột, dầm cũng được giảm bớt, nhỏ và ít hơn so với khung nhà đổ bằng bê tông.

Ngoài ra, việc sử dụng khung thép trong quá trình thi công còn tiết kiệm thời gian do có thể thiết kế rời và lắp đặt ngay sau khi đã xong phần móng. Đồng thời có thể thi công luôn các hạng mục khác như chân tường, sàn.

Sử dụng tấm lợp polycarbonate cho phần mái nhà

Mái nhà chính là phần che phủ toàn bộ diện tích bên dưới của ngôi nhà. Mái nhà cần đảm bảo được tính vững chắc, kết cấu chịu được lực tác động của cả tải trọng tĩnh (chính là tải trọng của phần thân mái, mái lợp, hệ thống thanh kèo) và tải trọng động (tác động luôn thay đổi từ bên ngoài như mưa, gió…). Ngoài ra còn đảm bảo thực hiện chức năng che chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa, nắng, bụi bẩn…

Trước đây, người ta thường sử dụng bê tông cốt thép, ngói, tôn… để làm phần mái – những vật liệu có trọng lượng tương đối lớn, dẫn đến hệ thống khung mái, thanh xà đỡ cũng cần phải kiên cố, vững chắc để chống đỡ được. Điều đó làm cho trọng lượng của các loại mái kể trên thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà. Không những thế, quá trình thi công kết cấu mái nhà đạt chuẩn rất phức tạp, thi công, vận chuyển gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Giải pháp hiện đại và tối ưu ngày nay

Một trong những giải pháp được chọn lựa đó là sử dụng các loại mái siêu nhẹ như mái lợp sinh thái Ondiline, mái ngói nhựa… đặc biệt là sử dụng tấm lợp thông minh Polycarbonate. Các tấm lợp Polycarbonate có trọng lượng nhẹ (chỉ vào khoảng 1,2kg/mm/m2) nhẹ hơn rất nhiều so với mái bê tông, mái ngói… nhưng lại có khả năng chống chịu lực cao, vượt cả kính cường lực nên nó đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cao. Chính vì có trọng lượng nhẹ nên nó đã giảm tải cho kết cầu khung mái rất nhiều. Dễ gia công, vận chuyển và lắp đặt. Vì được sản xuất sẵn nên việc sử dụng mái nhựa poly sẽ tiết kiệm thời gian thi công cho ngôi nhà.

Mái siêu nhẹ từ nhựa Poly còn được gọi là mái lấy sáng, chính nhờ đó nó có thể lấy sáng cho ngôi nhà. Mặt khác, chúng được bao phủ bởi lớp chống UV nên có khả năng chống tia UV tốt.
Nhựa Poly có nhiều màu sắc (trắng trong, xanh lá, xanh dương…) và kiểu dáng đa dạng, phong phú giúp bạn có thể lựa chọn loại mái phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Như vậy, từ những ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu truyền thống nên mái nhựa Poly được coi là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà có khả năng chịu tải thấp. Nhưng chúng vẫn mang lại khả năng chống chịu lực tốt không hề kém cạnh, mà giá thành phải chăng, hợp lý hơn nhiều.

Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về một số cách để xây nhà bằng vật liệu nhẹ mà nổi bật đó là sử dụng mái nhựa Polycarbonate để giảm tải cho kết cấu mái cũng như toàn bộ ngôi nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Ngói nhựa lấy sáng-Vật liệu làm mái được yêu thích nhất 2018