Ngày 26 tháng 04 năm 2024

Bước nhảy vọt của mái hiên che nắng từ truyền thống đến hiện đại

Việt Nam là nước có nền nhiệt cao, nhận được lượng bức xạ từ mặt trời lớn với số giờ nắng trung bình có thể tới 1500 – 1700 giờ/năm ở miên bắc, còn ở miền Nam là 2000 – 2600 giờ/năm. Điều này rất có lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay năng lượng… Tuy nhiên, trong sinh hoạt, hoạt động sống của con người nó cũng mang lại những phiền toái, bất lợi. Như gây nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng của các tia bức xạ (tia UV) đến sức khỏe con người. Sử dụng những mái hiên che nắng chính là giải pháp được sử dụng từ lâu, phổ biến để tránh những tác động tiêu cực trên.

Sự hình thành và quá trình phát triển của mái hiên che nắng

Mái hiên hay còn được gọi là mái che, chỉ phần mái được làm thêm ở phía ngoài của cửa sổ, cửa ra vào hay trên sân thượng… Chính vì thế chúng rất đa dạng về hình dáng, đồng thời cũng phong phú cả về vật liệu tạo thành. Có thể được làm từ những vật liệu tự nhiên, đơn giản nhất đến những loại nhân tạo, khó sản xuất nhất.

Mái hiên che nắng rất đa dạng về kiểu loại, công dụng. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về quá trình cải tiến các loại vật liệu làm ra chúng.

Mái hiên che nắng từ vật liệu tự nhiên gỗ, tre, mây…

Đây vốn được coi là những loại vật liệu truyền thống, được sử dụng từ xưa đến nay trong các kiến trúc nội – ngoại thất của người Việt. Đến các vùng quê, rất có thể bạn vẫn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà và cả phần mái hiên cửa được làm từ gỗ, tre nứa… Đặc điểm của các loại mái hiên che nắng này là dễ thi công, lắp đặt, thiết kế gần gũi với thiên nhiên. Rất thích hợp nếu mái hiên nhà bạn hướng ra sân vườn, ao nước. Chúng có thể che nắng, che mưa, chống nóng tốt. Tuy nhiên sau một thời gian lại dễ ẩm mốc, ngấm nước, dễ bị hư hỏng nên độ bền không cao. Nên người ta thường phải sơn chống thấm, chống mối mọt ở bên ngoài.

Mời các bạn tham khảo: Mái hiên polycarbonate-Sự lựa chọn hợp lý cho gia đình bạn

Mái che nắng bằng vải bạt

Đây là những loại mái hiên đang ngày càng được sử dụng phổ biến, nhất là ở những nơi có không gian nhỏ, hẹp như mái hiên cửa nhà ống, mái cửa sổ nhà cao tầng... Nhờ những ưu điểm mà nó mang lại như:
  • Các tấm vải bạt được phủ những lớp nhựa PVC, do đó chúng có khả năng chống chịu nhiệt, nắng cao, có thể ngăn không cho các tia bực xạ đi qua.
  • Thêm vào đó, mái hiên vải bạt được đỡ bởi hệ thống khung thép hay inox chắc chắn, không tốn diện tích. Trong lượng nhẹ nên dễ dàng di chuyển hay lắp đặt.
  • Với những loại có lớp nhựa bao bên ngoài thì dễ dàng vệ sinh, lau giặt hay do giá thành rẻ nên việc thay mới cũng không tốn nhiều chi phí. Có khả năng che mưa tốt hơn so với gỗ, tre…
  • Đặc biệt, những mái hiên che nắng bằng vải bạt có thể xếp vào hay mở ra theo hệ thống khung tự động hoặc bán tự động. Nhờ đó có thể kéo ra che nắng hay cuộn lại khi không cần thiết. Tạo sự linh hoạt, tiện lợi trong sử dụng.
  • Hình dáng, màu sắc của các tấm vải bạt rất đa dạng, phong phú thậm chí bạn có thể thiết kế theo ý thích của mình để có được một mái hiên mang phong cách riêng.

Mái hiên bằng tôn

Nếu để che nắng thì mái hiên bằng tôn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Chúng có thể che mưa, nắng rất tốt với độ bền vượt trội, có thể lên đến hàng chục năm.
Loại mái hiên này cũng rất đa dạng về chủng lọai, nhờ sự đa dạng trong mẫu mã các loại tôn. Có thể kể đến như có loại bằng tôn nhựa, tôn kẽm hay tôn lạnh… với những công dụng có sự khác biệt nhau đôi chút.
 
Tuy nhiên, với loại mái hiên che nắng bằng tôn này thì bạn sẽ ngăn không cho ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của bạn, khiến cho không gian bên trong rất tối. Điều đó khiến bạn sẽ cần sử dụng nhiều năng lượng điện chiếu sáng hơn. Gây cảm giác chật chội, bí bách cho ngôi nhà.
Để khắc phục được nhược điểm trên, người ta đã sản xuất ra một loại vật liệu mới, đó là các tấm lợp lấy sáng Polycarbonate. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về loại mái che thông minh được sử dụng từ những tấm lợp đó.

Mái hiên che nắng bằng tấm lợp lấy sáng

Loại mái hiên này chính là những tấm lợp lấy sáng được tạo ra từ nhựa Poly tổng hợp, chúng được gọi là “bản sao” của kính cường lực. Có khả năng chống chịu lực, chịu nhiệt tốt.
Các tấm lợp lấy sáng thường có màu xanh lá cây, xanh dương hay trắng đục… chúng lại có khả năng truyền sáng tốt nên vừa có thể che nắng, mưa vừa có khả năng lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng, tạo cảm giác thông thoáng. Ngoài ra, bề mặt ngoài có lợp chống UV nên có khả năng ngăn chặn những tác hại của tia cực tím. Nhờ đó, bạn thậm chí có thể trồng cây, biến khoảng không dưới mái hiên thành khu vườn nhỏ của mình.

Mái hiên che nắng bằng tấm lợp Poly dễ vận chuyển, lắp đặt nhờ cấu tạo là khung đỡ và mái che có thể tháo dời dễ dàng, trọng lượng nhẹ. Bề mặt có lớp chống trầy xước, nhẵn nên dễ vệ sinh, lau chùi. Mà độ bền thì không hề kém cạnh so với mái tôn, kính cường lực… Kiểu dáng hiện đại, sang trọng.

Tấm lợp lấy sáng sẽ là một lựa chọn không tồi cho mái hiên nhà bạn. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu về các loại mái hiên che nắng phổ biến thường được sử dụng. Đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có một công trình hoàn hảo cho gia đình mình.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Mái hiên nhựa thông minh có thực sự hiệu quả khi sử dụng