Ngày 23 tháng 04 năm 2024

Làm mái che giếng trời – vật liệu nào là tốt nhất hiện nay

Hầu hết các ngôi nhà cao, nhà ống có diện tích nhỏ đều sử dụng một phần không gian, diện tích để làm giếng trời. Đó là nơi lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, lưu thông không khí giữa bên trong với bên ngoài. Đồng thời cũng là nơi mở ra trực tiếp với bên ngoài – bầu trời, chịu tác động trực tiếp từ thời tiết, ngoại cảnh đến ngôi nhà.

Chính vì vậy, việc làm mái che giếng trời là vấn đề được nhiều người quan tâm. Làm sao giếng vẫn đảm bảo được khả năng lấy sáng tốt mà có thể tránh được những tác động từ bên ngoài. Thì việc lựa chọn vật liệu làm giế ng trời là rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích những loại vật liệu phổ biến nhất, để xem loại vật liệu nào được coi là hoàn hảo nhất để làm mái che giếng trời.

Làm mái che giếng trời bằng vải bạt

 
Các loại vật liệu được sử dụng để làm mái che giếng trời vô cũng phong phú và đa dạng, mỗi một loại lại có những đặc điểm riêng phù hợp với từng loại giếng trời khác nhau, và theo đó cũng là những ưu – nhược điểm khác nhau. Có thể kể đến một số loại như: mái che giếng trời bằng vải bạt, tôn, kính, tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate,…

Mời các bạn tham khảo: Vật liệu lợp mái lấy sáng Polycarbonate-Sự lựa chọn hoàn hảo nhất
 
Người ta dùng vải bạt làm mái che giếng trời với mục đích chủ yếu là che chắn nắng, bụi bẩn… để bảo vệ các đồ vật xung quanh. Có 2 mẫu chính thường được dùng đó là mái che phẳng hay mái lượn sóng.
Mái che bằng vải bạt chủ yếu được sử dụng với hệ thống khung đỡ tự động hoặc bán tự động. Người ta thiết kế hệ thống thanh đỡ bằng kim loại (có thể bằng thép hay inox chống gỉ), tấm vải bạt lớn sẽ được phủ lên trên và cố định theo từng phần tiếp xúc với thanh đỡ. Hai đầu của thanh đều được treo vào dây cáp hay cố định vào các thanh ray trượt đặt vuông góc ở góc giếng. Bạn có thể sử dụng dây kéo hoặc điều khiển từ xa để đi chuyển, làm căng hoặc gập lại khi không sử dụng.

Mái che giếng trời làm bằng vật liệu này dễ lắp đặt, sử dụng do có trọng lượng nhẹ, kết cấu khung đơn giản. Độ bền khá lâu, có khả năng che nắng, bụi tốt mà vẫn đem lại một lượng ánh sáng tự nhiên nhất định. Với loại vải có tráng nhựa PU, lớp chống tia UV thì còn có khả năng che mưa, ngăn chặn ảnh hưởng của tia cực tím. Dễ dàng tháo ra để vệ sinh hay thay mới. Thêm vào đó, màu sắc hay kiểu dáng của các loại vải bạt rất đa dạng, bạn có thể thiết kế mẫu riêng mang theo ý tưởng của mình. Giá thành của loại mái này so với các loại khác thì rẻ hơn nên đây có thể là một quyết định không tồi cho giếng trời của bạn.

Tuy nhiên, mái che vải bạt chỉ thích hợp để che nắng cho những giếng trời có thể để lộ thiên (như tận dụng không gian dưới sàn làm tiểu cảnh hồ nước, vườn nhỏ). Nhược điểm của mái che vải bạt là khả năng che mưa kém, độ bền thấp, không chịu được lực lớn mà độ bền lại không cao. Đặc biệt là khả năng truyền sáng thấp, nên dễ khiến cho ngôi nhà bị tối.

Làm mái che giếng trời bằng kính

Mái kính che giếng trời được coi là một lựa chọn nổi trội hơn nhiều so với vải bạt hay tôn. Cũng giống như các loại mái che khác làm từ kính cường lực, các loại mái che giếng trời này có thể lấy sáng tốt nhờ có độ trong suốt cao, với kết cấu mái vòm hay mặt phẳng kết hợp với viền lan can… giúp cho không khí từ bên ngoài vẫn lưu thông được vào từ bên ngoài. Mặt khác, loại mái che này có tính an toàn hàng đầu khi mà khả năng chống chịu lực tốt, có độ bền cao. Không những thế, nhờ có lớp UV ở mặt ngoài nên chúng có khả năng ngăn chặn tia UV nguy hại.

Mái giếng trời bằng kính thường dễ vệ sinh, làm sạch do có bề ngoài nhẵn, bóng, ít bám dính. Độ bền của loại mái này cao, lên đến hàng chục năm. Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Thành phần của kính có sợi thủy tinh nên chúng dễ uốn cong, tạo hình nên dễ dàng lựa chọn theo mẫu riêng, độc đáo của mỗi người. Kiểu dáng hiện đại, thời trang và có tính thẩm mĩ cao.

Tuy nhiên, loại mái này lại có một số nhược điểm như: có trọng lượng nặng nên gây khó khăn trong quá trình vận chuyển hay lắp đặt. Không những thế, cũng cần đòi hỏi có đội ngũ tay nghề kinh nghiệm với trình độ cao để lắp đặt. Thêm điểm nữa khiến bạn phải cân nhắc, đó là giá thành của kính cao hơn so với vải bạt hay mái nhựa.

Làm mái che giếng trời bằng nhựa Polycarbonate 

Sau đây sẽ là một loại vật liệu được coi là “phiên bản nhựa” của kính cường lực – đó là nhựa lấy sáng Polycarbonate. Làm mái che giếng trời bằng nhựa Polycarbonate có thể khắc phục được những nhược điểm của mái che bằng vải bạt hay kính cường lực mà ưu điểm, công năng có khi còn vượt trội.

Cũng giống như mái kính cường lực, mái che giếng trời bằng nhựa Polycarbonate có độ bền, tính an toàn với khả năng chống chịu lực tốt (khả năng chịu lực vượt gấp khoảng 200 lần so với bình thường).

Có thể lấy ánh sáng tự nhiên truyền xuống ngôi nhà mà vẫn ngăn chặn được ảnh hưởng của tia UV. Khả năng cách nhiệt, cách điện và cách âm tốt. Dễ dàng vệ sinh, làm sạch.

Do trọng lượng nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, lắp đặt mà quá trình thi công cũng không đòi hỏi bắt buộc phải cần có đội ngũ thi công có tay nghề. Thêm vào đó là giá thành của loại mái nhựa này thấp hơn rất nhiều so với nhựa Polycarbonate. Độ bền của loại mái này có thể lên đến hàng chục năm.

Như vậy, chúng vừa đi phân tích một số đặc điểm của các loại vật liệu làm mái che giếng trời. Tin rằng bạn đã có thể đánh giá được xem loại vật liệu nào là hoàn hảo nhất để làm mái che cho giếng trời nhà bạn.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Tấm lợp thông minh cho giếng trời-Giải pháp toàn diện cho mọi nhà