Ngày 18 tháng 04 năm 2024

3 loại mái kim loại phổ biến nhất hiện nay

Rất nhiều kiến trúc sư muốn đưa các sản phẩm mái hợp kim nhôm vào những mẫu thiết kế độc đáo của mình bởi tính năng động của sản phẩm, khả năng vượt nhịp, cách âm, cách nhiệt được sử dụng tối đa. Nhưng làm thế nào cho phù hợp, đặc điểm kỹ thuật của mỗi loại mái như thế nào để có thể áp dụng vẫn là băn khoăn của nhiều người. Bài viết này, sẽ giúp các kiến trúc sư hiểu rõ hơn về 3 loại mái kim loại độc đáo đang làm mưa làm gió thị trường xây dựng thời gian qua.

1. Mái kim loại phủ đá

Hệ mái- Không chỉ cần đảm bảo về kiến trúc mà còn phải phù hợp về tính thẩm mỹ. Ví dụ, nhắc đến Resort, hầu hết chúng ta đều hình dung đến hình ảnh những mái nhà với chất liệu thô mộc nằm hòa mình với thiên nhiên. Các sản phẩm sử dụng chủ yếu cho hệ mái của các các spa, resort thường là đá, gỗ. Sẽ thật là khập khiễng nếu ở đó là các mái kim loại cứng nhắc? Nhưng mái bằng gỗ, đá lại không đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật cần thiết? Chính vì vậy, mái kim loại phủ đá ra đời. Mái kim loại phủ đá có cốt liệu kim loại ở bên trong để đảm bảo độ bền vững, chống mối mọt, che mưa nắng  một cách hoàn hảo nhưng vẫn khoác lên mình một lớp phủ bằng đá rất thân thiện với môi trường xung quanh.

 

Có rất nhiều hình dạng tấm mái để các kiến trúc sư có thể chọn lựa : từ mái ngói, giả gỗ, tới hình dáng của những phím đàn piano… kết hợp với những màu sắc tự nhiên của đá, đã tạo ra những không gian đầy sống động nhưng đưa con người gần gũi hơn nữa với tự nhiên. 


 

2. Mái nhôm sườn thấp ( low seam)

Mái nhôm là một lựa chọn khá mới mẻ cho các kiến trúc sư bởi nhôm là vật liệu vô cùng độc đáo. Một hệ mái nhôm có độ bền tới 50 năm, chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết, sự giãn nở nhiệt, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cách âm, cách nhiệt theo yêu cầu của kiến trúc sư. Hệ mái thông thường gồm 4 lớp nên được ưu ái sử dụng cho các dự án như lâu đài, khu biệt thự liền kề, nhà thấp tầng, hay nhà nhiều mái.



Hệ mái đa năng với trọng lượng rất nhẹ, có thể sử dụng cho  tầng trên cùng để tận dụng tối đa không gian cho tầng áp mái. Đối với các khu biệt thự bị giới hạn chiều cao công trình thì đây là một lựa chọn không tồi cho việc nới rộng không gian.

 

Một số kiến trúc sư còn mạnh dạn sử dụng mái  nhôm sườn thấp cho các vị trí mặt dựng hay trần ngoài nhà để tạo nên nét chấm phá cho công trình.

 

3. Mái nhôm sườn đứng ( EuroZip)

Là hệ mái đa năng với nhiều ứng dụng,  gồm nhiều lớp ghép vào nhau, có thể điều chỉnh độ dày, khả năng cách âm cách nhiệt theo yêu cầu của dự án. Mái nhôm có trọng lượng nhẹ, khả năng vượt nhịp lớn, 100% kín nước nên được sử dụng nhiều nhất là trong các công trình công cộng, những dự án yêu cầu kỹ thuật cao. Với ưu điểm vượt trội nhờ hệ thống sóng cao tới 65mm, mái nhôm Eurozip dễ dàng tích hợp nhiều ứng dụng trên mái như: Pin năng lượng mặt trời, trồng cây xanh,…mà không ảnh hưởng đến kết cấu mái
Mái nhôm Eurozip nổi bật với việc rất dễ dàng trong cách tạo hình tấm, mái nhôm Eurozip đã đồng hành cùng nhiều kiến trúc sư trong việc tạo nên vẻ đẹp rất mạnh mẽ, hiện đại của các công trình công cộng như Nhà thi đấu Bắc Giang, sân bay Vân Đồn,…       
Mỗi loại mái khác nhau sẽ phù hợp với các dự án khác nhau. Do vậy, hiểu rõ từng loại mái để áp dụng vào các dự án phù hợp là vô cùng quan trọng. Với 3 loại mái phổ biến trên, hi vọng sẽ đáp ứng được đa số các ý tưởng của kiến trúc sư.