Ngày 24 tháng 04 năm 2024

Đánh giá tấm nhựa lấy sáng phẳng Composite và nhựa Polycarbonate

 Trong các bài viết trước đây, chúng tôi đã từng giới thiệu về nhựa polycarbonate, so sánh ưu nhược điểm của nó với các loại vật liệu như tôn, ngói hay kính cường lực. Tuy nhiên, lại chưa có sự so sánh loại nhựa lấy sáng này với các loại nhựa có cùng công năng để lấy sáng khác. Để giải đáp phần nào câu hỏi, liệu có loại nhựa lấy sáng nào khác có thể thay thế cho nhựa lấy sáng Poly hay không.

Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một loại vật liệu khác – tấm nhựa lấy sáng phẳng composite. Đồng thời đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đã nêu ở trên, ưu – nhược điểm của tấm nhựa lấy sáng composite.

Tại sao lại gọi là tấm nhựa lấy sáng phẳng composite?

Với thành phần là nhựa Composite có kết hợp với sợi thủy tinh và một số phụ chất khác được chế tạo theo công nghệ diaphragm đàn hồi kết hợp với dạng khuân và tạo áp lực trực tiếp. Nhờ đó, các tấm nhựa lấy sáng phẳng composite vừa có khả năng truyền sáng lại có tính dẻo cao. Chúng còn có tên gọi khác là Nhựa gia cường sợi thủy tinh FRP.

Thông thường, nhựa composite được sử dụng phổ biến hơn ở dạng mái lợp dạng sóng (hay còn gọi là tôn nhựa lấy sáng composite) với nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Để đa dạng hóa tính năng sử dụng, các tấm nhựa composite đã được ép phẳng, nhìn giống như tấm Polycarbonate thông thường về hình thức cũng như màu sắc.

Nhựa Composite được ứng dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm, như ống dẫn xăng dầu, ống thoát nước hay lốp ô tô… và với việc được sản xuất có độ trong suốt thì chúng còn được sản xuất ra tấm nhựa lấy sáng (dạng sóng hoặc dạng phẳng).

Mời các bạn tham khảo địa chỉ chuyên cung cấp, thiết kế, thi công và lắp đặt tấm nhựa polycarbonate tại Công ty kỹ thuật xây dựng Epower.

Ưu, nhược điểm của: tấm nhựa lấy sáng phẳng composite

Như đã nói ở trên, tấm nhựa lấy sáng phẳng được làm từ nhựa composite (sự kết hợp của polyester và các sợi amiang), chính vì thế nó mang những đặc tính ưu trội của loại nhựa này. Cụ thể:

Ưu điểm của tấm nhựa lấy sáng phẳng

  • Các tấm nhựa lấy sáng phẳng có độ bền, tính an toàn cao, trên 20 năm. Nhờ có tính dẻo dai, cùng với đó là khả năng chống chịu tải lực, lực va đập tốt nên đảm bảo sự an toàn của con người cũng như các đồ vật phía dưới trước sự tác động của thời tiết, ngoại cảnh. Cũng giống như nhựa lấy sáng polycarbonate thì nhựa lấy sáng phẳng composite cũng chống thấm nước, cách điện tốt.
  • Ưu điểm vượt trội so với các loại nhựa lấy sáng Polycarbonate, đó là không bị ăn mòn bởi axít. Nên có thể sử dụng làm mái che, tường chắn cho những nơi như nhà máy hay vùng ven biển…
  • Chúng có bề mặt nhẵn bóng nên có khả năng chống bám bụi bẩn, dễ làm sạch, vệ sinh trong quá trình sử dụng.

  • Được làm từ nhựa tổng hợp nên tấm nhựa lấy sáng phẳng có tính dẻo, dễ dàng uốn cong, tạo hình. Bạn có thể dễ dàng sử dụng nó thay thế cho kính hay nhựa Poly cho các mái vòm hay mái lượn sóng. Không những thế, chúng có khả năng hoạt động bình thường trong thời tiết khắc nhiệt (biên độ chênh lệch nhiệt cao giữa các khoảng thời gian, hay nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá).
  • Tấm nhựa lấy sáng phẳng composite có nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, loại cho ánh sáng truyền qua tốt nhất đó là loại trong suốt (nhìn khó phân biệt được với các tấm nhựa Polycarbonate trong). Chúng cũng có khả năng chống tia cực tím.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, vận chuyển.
  • Thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, công nghiệp hơn là trong xây dựng các công trình nhà ở. Như dùng để làm nhà kính trồng rau, mái lợp sáng trong nhà xưởng, phơi gạch trong các nhà máy gạch…

Nhược điểm của tấm nhựa lấy sáng phẳng

  • Tấm nhựa lấy sáng phẳng composite tuy có khả năng lấy sáng nhưng độ trong suốt và khả năng truyền sáng vẫn kém xa so với kính, chỉ bằng từ 80 – 90% so với nhựa Polycarbonate.
  • Cũng giống như các sản phẩm khác làm từ composite, tấm nhựa lấy sáng phẳng khi không sử dụng nữa hay trở thành phế phẩm thì khó có thể tái chế, đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp.
  • Chi phí sản xuất cao, để ra thành phẩm chất lượng thì dây truyền sản xuất và công nghệ phải cao, hiện đại.

Sự lựa chọn nào là hợp lý cho công trình của bạn?

Trên đây là những ưu, nhược điểm của tấm nhựa lấy sáng phẳng composite. Vậy, liệu chúng có thể được ứng dụng để thay thế cho nhựa lấy sáng Polycarbonate hay kính được không?

Nếu quan sát, tìm hiểu bạn sẽ thấy các tấm nhựa lấy sáng composite mới thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất, công nghiệp chứ ít phổ biến sử dụng cho các công trình sinh hoạt.Chính vì vậy mức độ phổ biến và được biết đến bị hạn chế so với tấm lấy sáng Polycarbonate.

Ngoài ra, so với nhựa Polycarbonate thì độ trong suốt, tính thẩm mĩ kém hơn nhiều. Thông thường, chỉ có loại màu trong suốt thì khả năng truyền sáng mới được coi là tốt, còn các màu khác thường khiến cho tấm nhựa bị đục mờ nên chất lượng ánh sáng kém, hiệu quả thấp. Không những thế, độ dày của tấm nhựa thường mỏng hơn so với tấm lấy sáng Poly nên xét về cảm quan khiến cho người sử dụng ít tin tưởng hiệu quả cũng như công năng của chúng khi cân nhắc sử dụng với nhựa Polycarbonate.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu thêm cho các bạn về một loại vật liệu lấy sáng mới – tấm nhựa lấy sáng phẳng composite, về ưu – nhược điểm của chúng. Còn về việc lựa chọn có nên sử dụng để thay thế cho nhựa lấy sáng Polycarbonate hay không thì đó là ở quyết định của bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Vật liệu lợp mái lấy sáng Polycarbonate-Sự lựa chọn hoàn hảo nhất