Ngày 19 tháng 04 năm 2024

MARINA BAY SANDS ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO

Marina Bay Sands ở Singapore là một trong những dự án xây dựng phức tạp nhất Thế Giới. Kỹ sư không chỉ xây một mà là ba tòa nhà chọc trời. Một công viên bầu trời lớn bằng một tàu sân bay. Họ phải nghĩ ra những giải pháp tài tình, để xây một bảo tàng với kích thước phi thực tế. lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật khổng lồ. Xây dựng các khu mua sắm và giải trí nổi lớn. Nếu thành công, họ sẽ tạo ra một thành phố ảo trong lòng thành phố thật.
 

Marina Bay Sands


Singapore đất nước Đông Nam Á nhỏ hơn thành phố New York, thiếu không gian buộc nó phải xây dựng khu giải trí lớn nhất trên bến tàu cũ được quy hoạch lại – Khu Marina Bay Sands. Khó khăn lớn nhất là nằm ở dãy nhà tạo nên tổ hợp này đó là 3 tòa tháp khách sạn 57 tầng với độ dốc lớn và chúng có nguy cơ oằn mình vì chính trọng lượng của mình. Nhưng khó khăn lớn nhất là phần mái khách sạn – công viên bầu trời SkyPark dài 340m gồm vườn, bể bơi ngoài trời và bệ ngắm cảnh lớn nhất thế giới. Vậy làm sao để xây thứ lớn như tàu sân bay ở độ cao 200m khi mà xây dựng nó là một điều gì đó có vẻ phi thực tế. 
 

 

Tổng quan dự án Marina Bay Sands.

Dự án này tiêu tốn từ 5 – 5,5 tỉ USD và Safdie là người được giao trọng trách hoàn thành công trình không tưởng này. Marian Bay độc đáo ở chỗ các tòa nhà liền nhau do đó trên thực tế và thiết kế rất khác xa nhau. Chính vì vậy, cùng với Safdie, kĩ sư với hơn 30 năm kinh nghiệm John Down cũng được chỉ định giám sát cả dự án. Thông thường những dự án như thế này phải mất 6-7 năm nhưng cả đội chỉ có 3 năm. Việc đầu tiên và then chốt nhất là xây dựng móng chắc, nhưng rõ ràng vấn đề này không đơn giản vì nó nằm trên bến tàu cũ và địa chất phía dưới kém chủ yếu là đất sét biển. Một hệ thống tường vây được ưu tiên và sau 1 năm hơn 4km tường vây giúp tạo móng đá chắc chắn. 


 

 

Xây dựng phần tháp của toàn nhà Marina Bay Sands


Sau khi giải quyết xong phần móng, John Down đối mặt với khó khăn trong xây dựng khi mà thời gian chỉ còn lại 2 năm. Vì vậy, 16.500 nhân công đã được huy động để xây dựng đồng thời từng tòa nhà. Để kịp tiến độ phương pháp đổ bê tông tại chỗ được đưa ra nhưng khó khăn lớn nhất của công trình này chính là thiết kế khác thường của nó. Kĩ sư Craig Glover được giao nhiệm vụ tháo gỡ nút thắt này, chỉ với 1 sai lầm thì đây sẽ là công trình lãng phí nhất thế giới.
Một kỹ thuật xây dựng mà họ chưa bao giờ làm được nghĩ đến – đó là dùng các dàn tạm lớn bằng thép để đỡ các tháp nghiêng khi tòa tháp lên cao. Đồng thời tạo thêm một lớp đỡ trong tường. Để tăng thêm sự chắc chắn Glover và đội tiếp tục sử dụng một phương án mới là dùng thanh đỡ vĩnh viễn trong tường thay vì dùng tạm. Đó là một hệ thống gồm các sợi cáp lớn được kết lại với nhau và nó được đưa vào trước khi đổ bê tông.

 

    

 

Xây dựng bảo tàng trong hệ thống công trình.


Xong phần các tòa nhà, đến phần bảo tàng sau nhiều thiết kế và ý tưởng cuối cùng cả đội thống nhất với thiết kế giống một bàn tay đang vẫy chào. Và các kĩ sư bắt đầu làm việc với siêu kiến trúc cao 60m của bảo tàng. Hơn 5.600 cấu trúc thép nặng hơn 5.200 tấn được chế tạo trước với sự chính xác tuyệt đối. Chúng được chở đến công trường và bắt đầu lắp ghép tựa như chơi trò ghép tranh khổng lồ. Và để tạo cho công trình mang tính nghệ thuật, một bức tượng như đám mây dài 40m làm từ 15 tấn thép không rỉ hảo hạng treo 12 tầng bên trên cửa.

Tác phẩm nghệ thuật đó được giao cho nhà điêu khắc người Anh Antony Gormley thực hiện. Khi bắt tay vao xây dựng thì vấn đề phát sinh đó là khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới 9/2008, hàng triệu USD bị đình lại và các công đoạn xây dựng cũng dừng lại. Trong lúc này ông chủ Andelson cầm cố tài sản cá nhân để hoàn thành dự án. Khủng hoảng bị đẩy lùi và việc hoàn thành các tháp khách sạn 57 tầng trở lại tiến độ.

 

Khó khăn lại bắt đầu tiếp tục.


Quay lai với tác phẩm nghệ thuật 15 tấn của Gormley, các kỹ sư phải chia nó thành 70 phần sau đó các phần được hàn thành 8 lớp để tạo thành tác phẩm. Sau khi hoàn thành nó được nâng lên bởi 1 giá nâng tạm thời, một rầm hộp lớn trên trần đỡ toàn bộ trọng tải. Sau 24 giờ nâng cuối cùng công việc cũng hoàng thành.

Sau khi tác phẩm nghệ thuật này hoàn thành mọi việc được chuyển sang các gian chuyển lãm pha lê, hai tòa nhà bọc kính, tổ hợp mua sắm và giải trí của khu nghỉ mát… và một lần nữa vấn đề móng lại gây đau đầu cho các kỹ sư.
 

Để ngăn nước khỏi vào công trường, đội xây dựng một tường chắn bằng thép không thấm nước, hệ thống này bao quanh công trường và các cọc ván thép. Khi tường chắn hoàn thành, các máy bơm được huy động hoạt động hết công suất. Nhưng lúc này áp lực thủy tĩnh từ lực nước bên ngoài gây nguy hiểm cho công trình. Sau 1 ngày các điểm rò rỉ nước xuất hiện do tường chắn không chịu được áp lực của nước. 8 thợ lặn thay nhau lặn trong 10 giờ để khắc phục sự cố với mục đích tìm chỗ nước bị dồn vào và bịt lại bằng nhựa thông. Sau 2 tuần làm việc cật lực của thợ lặn và đội bom cuối cùng công việc cũng hoàn thành.

 

 

Quá trình xây dựng tháp khách sạn được bắt đầu.


Sau 2 năm vật lộn với khó khăn và các mốc xây dựng khó khăn, 3 tòa tháp nghiêng của Marina Bay Sands có thể ăn mừng phần đỉnh và chuyển sang giai đoạn tiếp – tháp khách sạn. Tuy nhiên vào lúc này gió của những cơn bão nhiệt đới đang gây thảm họa lên Đài Loan và Philippines, nếu điều đó xảy ra với Singapore thì thật sự là thảm họa với tháp khách sạn. Trong đó công viên SkyPark – nơi cho tầm nhìn 360 độ khắp Singapore, nơi có thể đậu 4 chiếc Airbus A380 trở thành một mớ hổn đỗn nếu các tòa tháp phía dưới bị rung lắc do gió mạnh. Lúc này một kỹ sư gió CPP hàng đầu nước Mỹ đã được mời đến kiểm tra kĩ các tháp và SkyPark. Nhiệm vụ là tìm ra lực gió của Singapore ảnh hưởng như thế nào đến tòa nhà. Sau các cuộc thí nghiệm các chuyên gia từ Mỹ cho biết 3 tòa tháp có thể nghiên 200mm khi gió mạnh nhất và giải pháp được đưa ra – khe có giãn. 

Lấy cảm hứng từ kỹ thuật cầu khe co giãn là các khoảng hở nằm giữa các tháp bê tông, các khoảng hở lớn có thể dịch chuyển tới 250mm. Đĩa nhôm và thép không rỉ làm thành phần trượt và chúng có thể chuyển động qua lại với nhau. Các bi thép đa hướng được lắp phía dưới Sky Park để thích ứng với chuyển động khác nhau của 3 tòa tháp. Khi mọi việc đã hoàn tất thì công viên Sky Park chính thức được bắt tay xây dựng với hơn 10.000 tấn thép. Các kĩ sư chia công viên thành 14 phần trên mặt đất trước khi lắp ráp chúng trên đỉnh tháp. Mỗi phần sau khi làm xong và được kiểm tra chặt chẽ bởi chuyên gia thép Yongnam. Sau đó từng phần được chở đến công trường. Nhưng khó khăn lớn nhất của việc xây dựng công viên SkyPark là xà rầm – dài 80m và trọng lượng khoảng 1.400 tấn.


 

Khó khăn khi thi công nâng xà dầm


Để nâng xà dầm 1 lần nữa công nghệ xây dựng cầu được đưa vào với phương pháp gọi là kích thủy lực. Giàn cẩu tạm thời lớn làm từ thép khỏe sẽ dùng kích thủy lực công suất lớn để nâng rấm tới đỉnh tháp trước khi cho vào vị trí. Để làm được công việc đó phải cần các bậc thầy và công ty Thụy Sĩ – Pháp VSL được mời đến. Sau khi tính toán mọi yếu tố, đội bắt đầu nâng rầm với tốc độ 14m/giờ. Tuy nhiên sau 16g nâng mẹ thiên nhiên đã nổi giận và mọi việc tạm dừng trong khi rầm vẫn đang lơ lững giữa không trung. 3 giờ sau mọi việc đã ổn định trở lại, công việc lại tiếp tục cho đến khi rầm trượt vào vị trí lúc quá nửa đêm. Khi phần rầm cuối cùng vào vị trí mọi người thở phào và cả thế giới kinh ngạc trước một thiết kế không tưởng. 

Chỉ trong 3 năm, các kỹ sư đã vượt qua mọi khó khăn: đánh bại đất sét biển, nghĩ ra các giải pháp thiết kế tài tình, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính… khi khu nghỉ mát hoàn thành đó cũng là lúc họ mới ngồi lại và kể cho nhau nghe về những điều không thể mà mình đã từng làm.

Nguồn: http://vitalk.vn/threads/marina-bay-sands-singapore-duoc-xay-dung-nhu-the-nao.15099/