Ngày 20 tháng 04 năm 2024

Vật liệu nào làm mái hiên cửa sổ là tốt nhất?

Hiện nay, người ta làm mái hiên cửa sổ không chỉ che mưa, nắng mà còn được dùng để lấy sáng cho ngôi nhà, tạo tính thẩm mĩ, hiện đại hơn. Nhưng không phải loại vật liệu nào được lựa chọn làm mái hiên cửa sổ cũng đảm bảo thực hiện được những chức năng trên. Trên thực tế, có những loại mái chỉ với chức năng đơn giản là che mưa, nắng, chắn gió (tạm gọi là mái hiên truyền thống) nhưng cũng có những loại mái ra đời với cả mục đích lấy sáng cho công trình (mái lấy sáng).

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số vật liệu thường được sử dụng để làm hai kiểu mái hiên trên: vải bạt và kính, nhựa polycarbonate. Tin chắc rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích khiến bạn không thể bỏ qua.

Mái hiên cửa sổ bằng chất liệu bạt

Trong các loại vật liệu được sử dụng làm mái hiên cửa sổ truyền thống (chỉ nhằm mục đích che mưa, nắng hay cũng có thể là trang trí) thì vải bạt được coi là phổ biến nhất nhờ sự tiện lợi, gọn nhẹ và có nhiều tiện ích

Ưu điểm:
  • Vải bạt được tạo thành những những chất liệu có đặc tính chống thấm nước. Ngoài ra, để tăng độ bền cũng như chịu được nắng, mưa và cách nhiệt tốt thì chúng được tráng lớp nhựa dày ở cả 2 mặt ngoài.
  • Vải bạt có khối lượng nhẹ nên dễ dàng vận chuyển và lắp đặt hay tháo ra. Đồng thời nó cũng không đòi hỏi phải có một hệ thống khung đỡ quá kiên cố. không giống như kính hay nhựa, vải bạt mềm, dễ gấp gọn lại nên người ta dễ dàng thiết kế ra những hệ thống mái che bằng bạt di động, điều này cũng được ứng dụng cả với những mái hiên cửa sổ.
  • Chúng có tính thẩm mĩ cao, do có thể in hình, màu sắc theo ý của mình để trang trí, kiểu dáng đa dạng mà các mái hiên sử dụng các vật liệu khác khó có được.
  • Giá thành được cho là thấp nhất trong 3 loại kể đến, gồm cả kính và nhựa PC.
Nhược điểm:
  • Tuổi thọ không cao, ít tạo sự sang trọng cho công trình, khó vệ sinh, làm sạch.
Ngày nay, người ta thường ưu tiên sử dụng những tấm lợp lấy sáng để làm mái hiên, mái sảnh… Vật liệu để làm ra chúng thường là những loại có tính truyền sáng như kính, nhựa trong Polycarbonate.

Mời các bạn tham khảo: Vật liệu lợp mái lấy sáng Polycarbonate-Sự lựa chọn hoàn hảo nhất

Mái hiên cửa sổ bằng kính

Nếu thường xuyên quan sát, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều các công trình như nhà ở, khu vui chơi, tòa nhà cao tầng… sử dụng kính (đặc biệt là kính cường lực) là vật liệu chủ yếu để làm các mái che (mái hiên cửa sổ, mái sảnh, mái che giếng trời…). Khi chúng ta sử dụng mái hiên cửa sổ bằng kính thì nó sẽ có những ưu nhược điểm như sau.

Ưu điểm của mái hiên cửa sổ bằng kính

  • Kính được sử dụng là kính cường lực với đặc tính chịu lực hay va đập lớn, khả năng chống chọi với các loại hình thời tiết tiêu cực (mưa nắng thất thường hay nhiệt độ cao). Thêm vào đó là chúng được trang bị lớp UV có khả năng ngăn chặn các tia UV trực tiếp từ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, nhờ cấu tạo bởi nhiều lớp kính khác nhau và ở giữa là lớp keo dính, phim dán khiến cho khi chúng vỡ sẽ không tạo thành các mảnh nhỏ rơi xuống mà bị dính lại bởi lớp trung gian. Những đặc tính đó giúp cho những mái hiên cửa sổ bằng kính có độ bền lớn, đảm bảo tính an toàn cao và hạn chế được những rủi ro khi gặp phải.
  • Kính trong suốt, có nhiều màu (như xanh lá cây, xanh dương, trắng trong…): đây chính là ưu điểm mà ít có loại vật liệu nào có được. Không lo vì phai màu. Đơn giản, bên cạnh việc có thể che mưa, chắn gió, bụi bẩn thì mái hiên bằng kính còn có thêm tác dụng đó là lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình. Tạo cảm giác thông thoáng, sang trọng và hiện đại cho công trình.
  • Vì là kính nên các mái hiên cửa sổ nên ít bám bụi, rêu mốc nên sẽ dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Thậm chí với những thiết kế tạo góc nghiêng cho các tấm kính thì nhiều mái hiên có thể tận dụng các hiện tượng mưa, gió để tự làm sạch.
  • Mái hiên cửa sổ loại này sử dụng hệ thống khung, giá bằng thép hay inox cố định vào tường để nâng đỡ các tấm kính. Nên chúng rất dễ dàng lắp đặp hay tháo ra.

Nhược điểm của mái hiên cửa sổ bằng kính

  • Giá thành sản xuất của kính cao. Quá trình thi công, lắp đặt đòi hỏi trình độ tay nghề, kỹ thuật cao.
  • Kính thường nặng, dễ trầy xước nên gây khó khăn cho quá trình vận chuyển.
  • Dễ hấp thụ nhiệt cho ngôi nhà.

Mái hiên cửa sổ bằng nhựa Polycarbonate

Các tấm nhựa Polycarbonate (PC) ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của việc sử dụng kính.
Khi sử dụng tấm nhựa polycarbonate làm mái hiên cửa sổ thì chúng có những ưu điểm nổi trội phải kể đến như:
  • Trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với kính, ít bị trầy xước do va chạm. Dễ vận chuyển, lắp đặt. Độ bền cao, khả năng chịu được tác động của những loại hình thời tiết cực đoan cao.
  • Khả năng lấy sáng tốt, có thể điều chỉnh độ nghiêng giữa các tấm nhựa để điều hướng ánh sáng truyền qua
  • Do là nhựa nên chúng dễ tạo hình, tạo kiểu theo ý muốn nên có tính thẩm mỹ cao, đa dạng trong thiết kế.
  • Giá thành phải chăng
Nhược điểm:
  • Với những tấm nhựa PC rỗng ruột thì nếu bị hở thì dễ bị đọng nước, rêu mốc bên trong gây hư hỏng, mất mĩ quan kèm với đó là dễ bị phai màu theo thời gian.
Như vậy, trên đây là những loại vật liệu phổ biến được sử dụng cho các loại mái hiên truyền thống và mái lấy sáng, cùng với những ưu, nhược điểm của chúng. Mong rằng chúng sẽ mang đến những hữu ích cho bạn.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Mái hiên vòm và những điều bạn cần biết khi sử dụng